Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Nên sử dụng máy hút sữa hay không?

Có rất nhiều luồng ý kiến liên quan đến vấn đề này và trong đó, nhiều người truyền tai nhau việc sử dụng máy hút sữa không làm hỏng ngực của bạn sau khi sinh, vẫn đảm bảo được độ săn chắc và vẻ đẹp trước kia. Điều này có đúng hay không? Nên làm như thế nào mới là đúng? Suckhoesinhsan sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.


Chỉ dùng máy hút sữa khi cần thiết


Thông thường, có nhiều lý do khiến các bà mẹ phải sử dụng máy hút sữa như do công việc, hay đi công tác, ra quá nhiều sữa, sợ hỏng ngực,…. Tuy nhiên, nếu vẫn có điều kiện hay thời gian để không phải sử dụng máy hút sữa, bạn nên tận dụng. Bởi vì theo khuyến cáo của các bác sĩ hiện nay, chỉ sử dụng máy hút sữa khi thật sự cần thiết.


nen su dung may hut sua khong


Đôi khi, chúng ta chỉ nhìn vào những mặt lợi trước mắt mà không quan tâm đến những mối lo ngại về sau. Bạn dễ dàng nhận thấy sử dụng máy hút sữa vừa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, tranh thủ được lúc rảnh rỗi, không tốn nhiều sức lực và tránh được hiện tượng đau lưng khi cho con bú.


Nhưng xét về lâu dài, điều này không hề tốt cho cả trẻ và mẹ. Chẳng hạn như sữa sau khi được hút, nếu không được bảo quản đúng cách chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Sữa mẹ là sữa chưa tiệt trùng, khi để ra môi trường bên ngoài sẽ không thể đảm bảo được bằng khi cho bé bú trực tiếp. Sữa mẹ sau khi để trong tủ bảo quản những nếu không làm đúng cách sẽ dễ làm mất các chất dinh dưỡng và chất kháng thể có trong sữa mẹ.


Ngoài ra, cũng cần xét đến yếu tố vệ sinh, thông thường dùng sữa mẹ trực tiếp sẽ hạn chế được tối đa sự nhiệm khuẩn vào sữa. Mặt khác, nếu các thiết bị để hút sữa không bảo đảm vệ sinh và bảo quản sai cách cũng sẽ ảnh hưởng đến đầu vú và nguồn sữa cho trẻ.


nen su dung may hut sua khong 2


Trường hợp nào nên sử dụng máy hút sữa?


Hiện nay, có quan nhiệm cho rằng dùng máy hút sữa sẽ không lo bị hỏng ngực và sử dụng máy một cách thường xuyên. Điều này không hoàn toàn đúng bởi khi đã có tác động lên đầu ngực của bạn thì vẫn gây ảnh hưởng dù ít hay nhiều.


Hơn nữa, hút sữa là hành động mang tính cơ học, hút nhiều thì sẽ làm hết sữa, nhưng việc cho con bú thì ngược lại, nó kích thích sữa bài tiết nhiều hơn. Ngoài ra, một lý do nữa có lẽ đóng vai trò rất quan trọng  khi cho con bú là tình mẫu tử, gắn kết được người mẹ và đứa trẻ nhiều hơn.


Ngoài yếu tố về vấn đề thời gian hạn hẹp, chỉ trường hợp bạn có vấn đề về vú như vú không ra sữa, nứt đầu vú, tắc sữa,… thì mới nên dùng đến máy hút sữa.




Nên sử dụng máy hút sữa hay không?

Lựa chọn máy hút sữa như thế nào cho phù hợp?

Hiện nay, sự ra đời của rất nhiều loại máy hút sữa trên thị trường khiến các bà mẹ thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề lựa chọn. Đối với các thiết bị liên quan trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé thì việc tìm được một chiếc máy hút sữa phù hợp và an toàn là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Suckhoesinhsan sẽ giúp bạn có thêm kiến thức liên quan đến vấn đề này.


Quan tâm và tìm hiểu từ những chi tiết nhỏ nhất


Đối với bất cứ sản phẩm nào không chỉ riêng máy hút sữa thì việc tìm hiểu từ nguồn gốc, nhãn hàng cho đến các thông tin trên bao bì luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Một sản phẩm máy hút sữa có xuất xứ rõ ràng, đáng tin cây, thương hiệu nổi tiếng và uy tín thường là những tiêu chuẩn đầu tiên. Hiện nay, để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các sản phẩm hay đánh giá chất lượng về các sản phẩm đã trở nên dễ dàng hơn, rất thuận tiện cho việc lựa chọn của bạn.


lua chon may hut sua 1


Tiếp đó, bạn nên lựa chọn những chiếc máy phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Hiện nay trên thị trường có hai loại máy hút sữa là máy hút sữa bằng tay và máy hút sữa chạy điện. Từng loại máy có những tính năng và cơ chế hoạt động riêng.


Không nên lựa chọn những loại máy không có xuất xứ hoặc nguồn gốc không rõ ràng, các thông số in trên bao bì mờ nhạt, chất lượng sản phẩm kiểm tra bằng mắt được kém.


Chọn loại máy phù hợp điều kiện


Với những bà mẹ bận rộn, hay đi làm hoặc ra ngoài nên lựa chọn loại máy nhỏ gọn, dễ tháo lắp, tiện dụng và dùng máy chạy bằng điện có cơ chế tự động. Nếu có nhiều thời gian chăm sóc có thể lựa chọn những loại đơn giản, bạn cảm thấy phù hợp đối với cả 2 loại. Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn tấm hút phải phù hợp với đầu ngực để quá trình hút sữa được thực hiện thoải mái, nhẹ nhàng, không đau, nâng niu bầu ngực và đầu ti, khích thích sữa về nhiều một cách tự nhiên.


lua chon may hut sua 2


Hiện nay, nhiều máy có những thiết kế đột phá giúp nhiều bà mẹ khắc phục các khó khăn như màng silicon độc đáo tạo ra vùng chân không kín 100% bảo đảm khả năng hút sữa tối đa từ bầu ngực, bóng khí dạng hoa 5 cánh co giãn theo thao tác hút sữa, nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực, giúp tiết ra sữa tự nhiên nên rất thoải mái chó mẹ dùng.


Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng những loại máy tiện dụng và thoải mái nhất chó quá trình hút sữa của mình. Đồng thời trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý cả về cách vệ sinh và bảo quản thiết bị để giữ thiết bị an toàn và tuổi thọ được cao.



Lựa chọn máy hút sữa như thế nào cho phù hợp?

Hướng dẫn sử dụng máy hút sữa đúng cách

Phụ nữ sau khi sinh con, nhất là những người mới sinh con lần đầu dễ thường xuyên gặp phải những vấn đề về việc cho con bú như sữa tắc, làm sao để thông tuyến sữa, làm sao để sữa nhanh về. Hiện nay trên thị trường đã có máy hút sữa được coi là giải pháp hữu hiệu giúp bạn yên tâm hơn về vấn đề cho con bú.


Tuy nhiên phải làm sao để sử dụng máy đúng cách vừa cho ra nhiều sữa mà lại không bị đau bạn cần lưu ý những gì, suckhoesinhsan hôm nay sẽ bật mí cho bạn.


Để sử dụng máy hút sữa vừa cho ra được lượng sữa mà bạn muốn vừa không có cảm giác đau, bạn cần kiên nhẫn và luyện tắm để nắm vững được các kỹ năng dùng máy.


1/ Trước khi sử dụng


-          Đầu tiên, việc bạn cần làm là hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy hút sữa mà bạn có trước khi hút sữa lần đầu và rửa tay thật sạch kể cả khi vắt sữa bằng tay hay bằng máy


-          Tiếp đó, chọn vị trí ngồi ở nơi riêng tư mà bạn cảm thấy thật sự thoải mái. Hãy nghĩ về bé của bạn, điều này giúp kích thích các hooc môn giải phóng sữa mẹ


-          Chọn phễu chụp vú vừa với đầu vú của bạn. Phễu phải khít với đầu ti nhưng vẫn tạo được cảm giác dễ chịu và không gian để ti không bị chèn. Đầu núm nên nằm giữa tâm của ống phễu. Trong trường hợp núm vú của bạn quá to, bạn cần tìm mua chiếc phễu chụp vú lớn hơn sao cho phù hợp.


cach su dung may hut sua


2/ Trong quá trình sử dụng


-          Đặt tấm hút lên bầu ngực và cần để đúng chỗ núm vú nếu sai ngực bạn sẽ dễ bị đau khi hút sữa, bạn cần phải làm ẩm chụp vú trước để tăng độ mút, kín khít hơn. Nhớ giữ chắc chắn chứ không phải bình sữa bên dưới.


-          Sau đó, bật máy lên. Chú ý là sữa thường bắt đầu chảy trong vòng 2 phút, tuy nhiên một số loại máy hút trên thị trường, bạn phải điều chỉnh tốc độ cho phù hợp giống theo chuyển động bú cho bé làm sao mà bạn cảm thấy thật thoải mái nếu máy không có chế độ điểu chỉnh tự động.


-          Tiếp tục nghĩ về bé nhà bạn hoặc bạn có thể làm việc nhẹ nhàng, giết thời gian. Một lưu ý nhỏ nhưng khá quan trọng đó là bạn đừng tập trung vào việc nhìn bình sữa xem được bao nhiêu, đôi khi nó sẽ khiến dòng sữa bị tắc.


-          Bạn nên massage ngực trước hoặc trong khi hút để giúp sữa chảy ra dễ hơn. Hút sữa cả hai ngực cùng lúc sẽ rút ngắn được thời gian còn một nửa và tăng lượng sữa mức độ prolactin lên cao hơn nếu dùng máy hút đôi. Nếu bạn hút riêng từng vú thì hút hoán đổi giữa hai ngực nhiều lần


-          Khi dòng sữa chậm lại, bạn cảm thấy gần xong việc, hãy tắt máy hút và bỏ tấm hút ra.


cach su dung may hut sua 2


3/ Sau khi sử dụng


-          Khi bạn tháo bình sữa ra cần phải cẩn thận và đậy nút lên bình cho sạch sẽ. Nhớ rửa sách tấm hút hay bất kỳ phần nào có dính sữa hay chạm vào cơ thể bạn với nước xà phòng và nước ấm


-          Để các phần tháo lắp máy ở nơi sạch sẽ, khô thoáng


-          GIữ sữa ở nhiệt độ phòng từ 14 – 16h, còn để trong tủ lạnh có thể giữ được 5 ngày, để ngăn đông có thể giữ 6 – 12 tháng


Nếu trong quá trình sử dụng máy hút sữa đúng cách sẽ có cảm giác êm như khi cho con bú. Còn nếu như có cảm giác đau hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần dừng hút và đến ngay các chuyên gia dinh dưỡng.  Với những bật mí trên sẽ giúp các bà mẹ sử dụng máy hút sữa đúng cách, bạn có thể cho bé yêu nhà mình dùng sữa đến 2 tuổi mà không lo mất sữa nhé.



Hướng dẫn sử dụng máy hút sữa đúng cách

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Chất béo và sức khỏe của bé

Với người lớn, việc thừa chất béo có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nhưng với trẻ em, chất béo lại là một dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé.


Chất béo là gì?


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính. Chất có vai trò rất quan trọng đối với các dạng sự sống, hỗ trợ cho các chức năng cấu trúc và chức năng trao đổi chất. Chúng là một phần quan trọng trong chế độ ăn của con người, đặc biệt quan trọng với sức khỏe của trẻ em, đối tượng rất cần chất béo để hòa tan các vitamin A, D, E, K là những vitamin có nhiều chức năng quan trọng với sự phát triển của cơ thể.


chất béo với sức khỏe của bé


Chất béo có nguồn gốc động vật cần thiết cho sức khỏe của bé


Với trẻ em, các cấu trúc của chất béo như phôt-phatit (đặc biệt là lexithin), xerebrozit… tham gia cấu tạo các tế bào và dịch thể của các tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Các axit béo không no như axit linoleic, axit arachidonic, DHA… là thành phần của nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, là yếu tố cần thiết để cấu tạo màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh.


Chất béo nào tốt với sức khỏe của bé?


Chất béo có nguồn gốc thực vật và động vật đều cần thiết cho sức khỏe của bé. Theo nhiều chuyên gia về dinh dưỡng, tỷ lệ cân đối giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%. Do vậy, nên sử dụng phối hợp cả dầu và mỡ cho bé. Nếu bữa ăn của bé đã có thịt, trứng, sữa (là đã có một lượng nhất định chất béo động vật rồi) nên khi bổ sung thêm chất béo có thể dùng 50% là dầu và 50% là mỡ (một bữa ăn dầu, một bữa ăn mỡ).


Thực phẩm giàu chất béo?


Dầu ô-liu: Dầu ô-liu giàu vitamin E, a-xít béo Omega – 6. Bạn có thể dùng dầu ô-liu để cho vào bột, cháo khi bé bắt đầu ăn dặm, hoặc bổ sung vào rau củ, các món xào cho các bé lớn hơn. Lưu ý không dùng dầu ô-liu để nấu trực tiếp vì nhiệt độ cao sẽ làm giảm tác dụng của dầu.


Hải sản: Trong hải sản và cá hồi có nhiều omega 3, giúp bé hoàn thiện não bộ và tăng cường khả năng ghi nhớ, học hỏi. Bạn nên bổ sung hải sản vào thực đơn trong tuần cho bé.


sức khỏe của bé


Omega 3 có nhiều trong các loại hải sản


Bơ lạc: Bơ lạc chứa hàm lượng phong phú vitamin A, vitamin E, axit folic, canxi, magiê, kẽm, sắt, chất xơ và protein… , là trợ thủ tuyệt vời giúp phát triển não bộ và sức khỏe thể chất của trẻ. Nên cho trẻ ăn bơ lạc 2 lần/tuần, nhưng lưu ý các biểu hiện của bé để tránh bị dị ứng.


Phô mai: Phô mai là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại protein, lipid đường, vitamin và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và phát triển trí thông minh của bé. Lưu ý khi dùng phô mai, các bạn cần giảm bớt lượng sữa, dầu mỡ trong đồ ăn của bé để tránh tình trạng béo phì.


 


 



Chất béo và sức khỏe của bé

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Làm thế nào cho bé uống thuốc?

Tại sao bé chống đối uống thuốc? Có lẽ bởi vì mùi vị thuốc chẳng ngon lành, kể cả những loại thuốc có vị trái cây. Ngoài ra, bé khi bị bệnh đều ở trong tình trạng nhạy cảm về thể chất lẫn tinh thần, khiến bé phản kháng lại. Để tránh “trận chiến” mệt mỏi này cha mẹ cần dịu dàng chấp nhận cảm giác của con mình, điềm tĩnh nhưng cương quyết khi cho con uống thuốc. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng: 


Tránh để bé cảm nhận vị đắng


Trẻ thường nhổ ra các thuốc có vị đắng. Để tránh điều này, một số bố mẹ dùng ống bơm và ống nhỏ giọt thuốc kể cả khi con họ đã đủ lớn để uống thuốc bằng cốc.


bé uống thuốc


Có thể dùng ống bơm để giảm bớt vị đắng, giúp bé uống thuốc dễ dàng hơn


Để làm điều này chính xác, hãy đưa đầu ống bơm thuốc dọc theo trong má bé và bơm từ từ. Cách này giúp thuốc vào sâu trong khoang miệng của bé lại tránh thuốc tiếp xúc với lưỡi nên hạn chế vị đắng.


Giải thích thuốc sẽ giúp bé khoẻ lên


Bé còn nhỏ thường không hiểu cơ chế hoạt động của thuốc. Bạn có thể giải thích một cách giản dị. “Những con virus từ bên ngoài xâm nhập cơ thể làm con bị bệnh. Trong cơ thể con có những con kháng thể chiến đấu với virus để bảo vệ sức khỏe cho con. Kháng thể cần thức ăn để sống và chiến đấu bảo vệ cơ thể. Thuốc chính là thức ăn cho kháng thể. Và sẽ làm những con virus kia yếu đi”.


Làm cho thuốc có vị dễ chịu hơn


Đôi khi thuốc nước ướp lạnh có vị dễ chịu hơn. Và nếu bác sĩ cho phép, bạn có thể pha thuốc với chút nước trái cây hoặc xirô.

Một số loại thuốc có thể được cho thêm các hương vị như chocolate, nước trái cây, dưa hấu… Một lọ thuốc ho vị dâu hay thuốc hạ sốt vị cam có thể khiến bé thích thú hơn với việc uống thuốc.


Cho bé uống thuốc vào những thời điểm và địa điểm nhất định


Việc này sẽ giúp bé thiết lập một thói quen cho việc uống thuốc. Để giữ đúng lịch, dán một bảng ghi chú trên tủ lạnh hay cửa phòng bé. Và sau mỗi liều thuốc thì cho bé đánh dấu vào đó.


Cung cấp một số lựa chọn nếu có thể. Cho bé hai chọn lựa, ví dụ: “Con muốn uống trước hay sau khi thay quần áo?” hoặc “Con muốn uống nước táo, nước cam hay nước nho sau khi uống thuốc?”.


Không cưỡng ép


Nếu bạn bắt đầu giữ chặt tay, đè con xuống để cho nó uống thuốc chỉ một lần thì có thể bạn sẽ phải lặp đi lặp lại hành động đó rất lâu sau nữa. Nếu việc đó diễn ra thường xuyên, bạn cần trao đổi hoặc tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.


Giải thích về những hệ quả


Nếu con từ chối uống thuốc, bạn có thể giải thích với bé rằng lựa chọn của bé sẽ dẫn đến những hệ quả. “Nếu con không chịu uống thuốc, con sẽ tiếp tục sốt và phải nằm yên trên giường, không được ra sân chơi với các bạn”. Nếu bé vẫn tiếp tục chống lại, hãy để con thư giãn một lát. Trước khi bạn cấm bé hưởng một quyền lợi nào đó, cố gắng dành cho con một khoảng ngắn “đình chiến”. “Con suy nghĩ khoảng năm phút rồi hãy trả lời mẹ”. Điều đó sẽ giúp bé bình tĩnh lại. Cũng có thể bạn nói “Thôi, con nghỉ ngơi một chút đi đã” và ôm bé một cái, đưa bé một ly nước… Nhưng hãy chắc chắn rằng, năm phút nghĩa là chỉ năm phút. Và sau đó, đề nghị bé uống thuốc.


Nhờ một người khác cho bé uống thuốc


Với những đứa bé thật sự cứng đầu, cha mẹ cần phân chia trách nhiệm cho con uống thuốc. Điều đó sẽ cho người kia một khoảng nghỉ, và cho bé hiểu rằng cả cha lẫn mẹ đều có thể xử lý việc này như nhau. Đôi khi, một người ngoài cha mẹ cũng có tác dụng động viên bé tự giác uống thuốc.




Làm thế nào cho bé uống thuốc?

Thực phẩm và chất lượng tinh trùng

Trong khi cà chua cải thiện chất lượng tinh trùng, thì ngược lại rượu, cần tây được xem là thuốc tránh thai hữu hiệu – sát thủ của tinh binh.


Cà chua có tác dụng bảo vệ tinh trùng


Nghiên cứu mới đây cho biết, cà chua có hàm lượng khoáng chất phong phú, như: sắt, kali, vitamin A, C và lycopene. Trong đó, lycopene trong cà chua là chất chống oxy hóa tốt nhất, có thể tiêu diệt gốc tự do, nâng cao khả năng phòng chống ung thư, đồng thời cải thiện chất lượng tinh trùng.


cà chua tốt cho tinh trùng


Chất Lycopene trong cà chua là chất chống oxy hóa tốt nhất, giúp cải thiện chất lượng tinh trùng.


Hiệp hội Y khoa quốc gia Ấn Độ đã khảo sát 3 nhóm đàn ông vô sinh ở độ tuổi 23-45, chia làm nhóm có số lượng tinh trùng ít; tinh trùng khuyết tật; và tinh trùng có năng lực sống kém. Trong thời gian 3 tháng khảo sát, mỗi người sẽ được uống mỗi ngày 2 lần lycopene (có nhiều trong cà chua), mỗi lần 2 ml. Sau 3 tháng kiểm tra lại tinh dịch của họ, có tới 75% số người sở hữu lượng tinh trùng có năng lực sống tốt hơn; 63% số người có lượng tinh trùng được cải thiện kết cấu đáng kể. Đặc biệt, hiện đã có 6 cặp vợ chồng mang thai thành công.


Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, ngoài ăn cà chua, những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C, E hay một số hải sản như cá chình, cá, mực, bạch tuộc, hải sâm cũng có tác dụng sinh tinh rất tốt.


Tuy nhiên, bác sĩ cho biết thêm, thực phẩm dù sao cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ, thói quen cuộc sống tốt mới là chiếc ô bảo vệ tốt nhất cho tinh trùng.


Rượu và thuốc lá – sát thủ lớn nhất của tinh trùng


Trong rượu bia, thuốc lá có chứa các chất độc hại cho cơ thể như: nicotin, CO, chất sinh ung thư, các chất thuộc nhóm benzene. Hút thuốc lá sẽ làm giảm tuổi thọ và khả năng sinh sản ở đàn ông. Chất nicotin trong thuốc lá ảnh hưởng đến số lượng và tình trạng của tinh trùng, hút nhiều thuốc lá sẽ làm giảm đi ham muốn tình dục và gây nên bệnh rối loạn cương dương ở nam giới. Lạm dụng rượu lâu ngày dễ dẫn đến nghiện rượu, mắc bệnh thần kinh, xơ gan, suy thận.


Người nghiện rượu sẽ có hiện tượng teo tinh hoàn, dẫn đến chất lượng tinh dịch giảm. Hay nói cách khác, rượu đơn giản là thuốc tránh thai hữu hiệu.


Nam giới không nên ăn nhiều cần tây


cần tây giảm lượng tinh trùng


Nam giới ăn nhiều cần tây sẽ làm giảm số lượng tinh trùng


Cần tây có thành phần dinh dưỡng phong phú, như vitamin B, vitamin P, đặc biệt là các khoáng chất như sắt, mangan, kali trong lá. Cần tây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nam giới ăn nhiều cần tây sẽ làm giảm số lượng tinh trùng. Bạn nên ăn cần tây với số lượng vừa phải hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình.




Thực phẩm và chất lượng tinh trùng

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Những điều cần biết về kinh nguyệt sau sinh

Kinh nguyệt sau sinh có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thế nhưng, đặc điểm sinh lý này lại khác nhau ở mỗi người.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều sau sinh khá phổ biến, và kinh nguyệt liên quan trực tiếp tới sức khỏe cũng như khả năng sinh nở của bạn. Do cơ địa, hoàn cảnh sống của từng phụ nữ mà đặc điểm sinh lý này lại khác nhau với mỗi người.


1. Thời gian xuất hiện kinh nguyệt khác nhau với mỗi người


Thông thường, phụ nữ không cho con bú sẽ có chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh từ 6-8 tuần, với người cho con bú thường có sau 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn. Lý do là vì các bà mẹ cho con bú sẽ tiết ra prolactin và các hormone ức chế sản xuất estrogen nên kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Với những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ, kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 4- 8 tuần sau khi sinh.


kinh nguyệt sau sinh


Thời gian xuất hiện kinh nguyệt sau sinh khác nhau với mỗi người 


Tính từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với bà mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với bà mẹ cho con bú) mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách chữa trị hiệu quả. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chậm kinh có thể là do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết… hoặc có thai. Ngoài ra, nếu phải chịu áp lực lớn hoặc lo lắng quá mức, trong thời gian nuôi con, người mẹ cũng có thể bị chậm kinh sau sinh.


2. Chu kỳ không ổn định


Đa phần phụ nữ sau khi sinh đều thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ không ổn định. Thậm chí những chu kỳ này có thể hoàn toàn khác với các chu kỳ trước khi bạn mang thai. Sự thay đổi này có thể tiếp tục… kéo dài trong thời gian nuôi con, tùy vào thể trạng và sức khỏe của bạn.


Theo các bác sĩ sản khoa, duy trì các bài tập vận động sau sinh là phương pháp hiệu quả để giúp kinh nguyệt ổn định trở lại. Bởi vận động sẽ giúp lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng và đây là thói quen tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc để ổn định kinh nghiệm không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng trong trường hợp cần thiết và bắt buộc phải dùng thuốc, bạn cần có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.


3. Thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh nguyệt không như nhau


Một chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh thường có thời gian tương đương với trước lúc mang thai. Đó là vào khoảng 2-7 ngày tùy theo thể trạng mỗi người. Nếu kinh nguyệt kéo dài quá lâu (8-14 ngày), bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xem bạn có khả năng bị tổn thương hữu cơ trong ổ bụng (vídụ như: tổn thương thành nội mạc tử cung) hoặc có bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản không.


4. Lượng máu trong mỗi lần có kinh nguyệt không đều


Lượng máu xuất hiện trong mỗi lần có kinh nguyệt ở các bà mẹ sau sinh là không giống nhau. Một số bà mẹ có rất nhiều kinh nguyệt nhưng một số lại có rất ít. Lý do là vì thành nội mạc tử cung tương đối dày sẽ dẫn đến lưu lượng kinh nguyệt lớn hơn. Tuy vậy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con có lượng kinh nguyệt nhiều hơn và cũng gây đau bụng hơn.


Nếu lượng máu kinh ra nhiều, có thể thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ và buộc phải thay mới thì bạn nên đến bệnh việc để kiểm tra bởi hiện tượng này có thể bị gây ra bởi tổn thương ở âm đạo và một số nguyên nhân liên quan tới sức khỏe khác.


kinh nguyệt sau sinh


Lượng máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt sau sinh ở các mẹ là không giống nhau


Một điều cần chú ý là rất nhiều bà mẹ đã nhầm lẫn máu ra sau khi vượt cạn là kinh nguyệt nhưng thực chất đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài (hay còn gọi là sản dịch). Thời gian ra máu tùy thuộc vào cơ thể mỗi người và bạn nên dùng băng vệ sinh cũng như vệ sinh sạch sẽ vùng kín giống như khi có kinh nguyệt.




Những điều cần biết về kinh nguyệt sau sinh