Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Loại đồ sống nào người mang thai nên tránh?

Có nhiều loại thực phẩm tưởng chừng như rất tốt cho bà bầu nhưng lại không phải vậy? Điều quan trọng ở độ sống hay chín cũng như vệ sinh của thực phẩm đó. Dù thực phẩm đó có tốt nhưng nếu không nấu chín thì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới người mang thai cũng như trẻ trong bụng mẹ.


Trứng sống và thịt gà sống


Mặc dù đây là hai loại thức phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến nhưng lại mang nhiều vi khuẩn gây hại salmonella. Với những bà bầu mới cấn thai thì loại vi khuẩn này cực nguy hiểm có thể dẫn đến tiêu chạy nặng, thậm chí làm sẩy thai.


Nếu không nấu chín kỹ thì loại vi khuẩn này trong trứng sống và gan gà vẫn chưa bị tiêu diệt hết. Vì vậy, khi nấu nướng và chế biến các loại thức ăn này cho người mang thai cần phải rất cẩn thận. Ngoài ra, các dùng cụ khi nấu đồ sống cần phải rửa thật kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.


Thịt sống


Nhắc đến thịt sống ở đây không chỉ bao gồm các loại thịt chưa qua chế biến mà còn có thịt cá trong món sushi hay món tái như bò tái,… Bởi nó chứa một lượng rất lớn các vi khuẩn E-coli và ký sinh trùng Toxoplasmosis hết sức nguy hiểm. Nó có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở bà mẹ và em bé.


Các loại thịt hun khói cũng không đảm bảo vấn đề vệ sinh và diệt hết vị khuẩn nên phụ nữ mang thai cũng cần tránh.


Thủy hải sản


Các loại thủy hải sản như sò, ốc, cá,… nếu như được nấu chín kỹ thì có hàm lượng dinh dưỡng lớn tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, trong trường hợp đồ sồng lại là những thực phẩm bị hạn chế đối với người mang thai nếu muốn trẻ trong bụng mẹ phát triển bình thường và khỏe mạnh.


loại đồ sống nào người mang thai nên tránh

Nhiều loại thực phẩm sống rất nguye hiểm cho người mang thai


Điều này được kết luận bởi thịt thủy hải sản sống có thể bị nhiễm thủy ngân hay các chất ô nhiễm công nghiệp khác. Các chất này có thể hủy hoại dây thần kinh và não của thai nhi đang trong thời gian phát triển.


Do đó, đối với các đồ sống nên tránh trong chế độ dinh dưỡng của người mang thai. Để đảm bảo an toàn và sức khỏe của cả mẹ và bé trong bụng cần vệ sinh sạch sẽ đồ dùng khi chế biến và nấu chín kỹ thức ăn để tránh những rủi ro đáng tiếc.



Loại đồ sống nào người mang thai nên tránh?

Bổ sung các khoáng chất nào tốt cho bà bầu?

Đối với phụ nữ mang thai thì việc đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh những loại thực phẩm giúp bà bầu tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và béo, vitamin thì các loại khoáng chất cũng rất cần thiết. Bởi nó quyết định nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.


Vậy cần phải bổ sung những loại khoáng chất nào cho phù hợp và có trong những loại thực phẩm nào?


Sắt


Trong thời gian mang thai, nếu người mẹ ở trong tình trạng thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng cân của mẹ cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ biến chững của sản khoa.


Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng và các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, các loại đậu đỗ, trong phủ tạng, nhất là tiết. Và cần phải bổ sung từ khi mang tháng đến sau đẻ 1 tháng trung bình 60mg sắt nguyên tố/ ngày.


bổ sung các khoáng chất nào tốt cho bà bầu

Các loại thực phẩm chứa nhiều các khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai


Canxi


Với lượng canxi gần 30g trong thời gian tích trữ khi mang thai giúp cho việc tạo bộ xương của thau nhi 3 tháng cuối thai kỳ.


Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và các chế phẩm của sữa. Uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc viên canxi kèm theo vitamin D sẽ giúp người mang thai tăng thêm lượng canxi trong khẩu phần. Trung bình lượng canxi mỗi ngày là 800-1000mg trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.


Kẽm


Kẽm có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu thiếu kẽm sẽ gây nên vô sinh, sẩy thải, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường.


Các loại thực phẩm thịt, cá hải sản có thể cung cấp lượng kém tốt, thực phẩm thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp. Trung bình bà bầu cần 15mg/ngày.


I-ốt


Một trong những nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non trong thời gian mang thai là do thiếu i-ốt đồng thời trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn hoặc bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân hoặc nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.


Những thức ăn giàu i-ốt là các thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển,… và dùng muối, bột canh có chứa i-ốt.


Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp các bà bầu có thêm kiến thức trong quá trình mang thai để giúp thai phát triển một cách bình thường và an toàn.


 THS.BS. LÊ THỊ HẢI




Bổ sung các khoáng chất nào tốt cho bà bầu?

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

"Ti tỷ" thắc mắc quanh chuyện mọc răng

Dấu hiệu mọc răng, cách giảm đau cho trẻ, giải đáp về lý do trẻ mọc răng chậm…tất cả thông tin sẽ được “update” tại đây!


mocrang.jpg400


Mọc răng là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ năm đầu tiên, cũng là thời điếm rất nhiều bà mẹ chờ mong. Một số hồi hộp vì được ngắm nụ cười con yêu với những chiếc răng bé xinh, nhưng đa số lại lo lắng và căng thẳng vì sợ bé sẽ bị sốt, chán ăn, quấy khóc trong thời gian mọc răng.


Mọc răng là quá trình bình thường khi răng đẩy lợi nhú lên. Khi răng chuẩn bị mọc bé sẽ có những biểu hiện như lượng nước bọt tăng, nước dãi chảy nhiều, bé muốn nhai, có biểu hiện nhay nhay hai lợi với nhau và nướu lợi của bé hơi sưng lên một chút. Bé cũng có thể thay đổi khẩu vị, không muốn uống loại sữa yêu thích nữa và có khi bị sốt nhẹ. Để giải tỏa những thắc mắc của mẹ quanh chuyện răng và mọc răng của bé, xin “bật mí” mẹ những thông tin hữu ích sau:


Biểu hiện của mọc răng theo “truyền thuyết” là chảy nước dãi, sốt cao và tiêu chảy?


Chảy nước dãi chính xác là một biểu hiện của mọc răng. Khi trẻ mọc răng, tuyến nước bọt tiết nhiều nước dãi hơn để làm mát và làm dịu nướu đang hơi sưng lên của bé. Vì thế mẹ không cần phải lo lắng khi bé chảy dãi nhiều mà hãy chú ý lau dãi thường xuyên cho bé để bé có cảm giác sạch sẽ.


giam-dau-moc-rang-1-1351657896_500x0


Tuy nhiên, sốt cao và tiêu chảy thì không chính xác. Khi bé mọc răng thường chỉ có biểu hiện là sốt rất nhẹ không quá 38 độ C. Vì thế nếu bé bị sốt cao và chảy nước mũi là do bệnh lý khác. Mẹ nên cho bé đi bác sỹ để kiểm tra cụ thể.


Mặt khác, cũng chưa một nghiên cứu khoa học nào tìm thấy điểm liên quan giữa chứng tiêu chảy với quá trình mọc răng của bé. Ngày nay có rất nhiều chứng bệnh được các mẹ nghiễm nhiên đổ lỗi do mọc răng của bé và điều này hết sức nguy hiểm. Nếu bé yêu khó chịu, sốt cao hơn 38 độ và bị tiêu chảy hãy đưa con đi khám ngay nhé.

12 dấu hiệu cảnh báo bé sắp mọc răng, qua tổng hợp từ Whattoexpert là:


1. Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.


2. Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) – đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.


Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.



3. Bị ho: Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.


4. Thích cắn: Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.


5. Bị đau: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.


6. Dễ cáu kỉnh: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.


7. Từ chối bú: Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.


8. Bị tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.


9. Bị sốt: Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.


10. Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.


11. Có thể nổi cục ở lợi: Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.


12. Kéo tai, dùng tay chà vào má: Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.


Dạy con ăn thô lúc đang mọc răng


Trẻ mọc răng sẽ lười ăn điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Lợi của bé sẽ bị nhức và hơi đau trong khi răng đang nhú lên nên bé sẽ không còn cảm thấy ngon miệng nữa. Nếu trong giai đoạn này bé có biếng ăn hơn thì mẹ cũng đừng lo lắng mà bổ sung cho bé uống nhiều sữa hơn là được.


Tuy nhiên, một thông tin thú vị cho mẹ: Trẻ đang mọc răng thường rất ngứa lợi và muốn nhai căn. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ dạy bé tập nhai hoặc cho con ăn bốc theo phương pháp BLW. Rất nhiều mẹ đã áp dụng vào thời điểm này và thành công với khả năng ăn thô của con.


Những đồ vật an toàn và nhẹ nhàng dành cho trẻ trong thời gian mọc răng


Picture056


Những thứ đồ hơi cứng và lạnh là lựa chọn tốt nhất, như vòng đồ chơi bằng nhựa hay các khối hình được làm bằng chất liệu an toàn cho trẻ nhỏ, khăn lau mặt được ngâm trong nước lạnh, bánh mỳ tròn đông lạnh hay bánh quế đông lạnh. Nếu bánh tan chảy và nhão ra thì mẹ hãy loại bỏ chúng ngay nhé. Tốt nhất mẹ hãy để những đồ chơi mà bé có thể nhai an toàn trong tầm với của con. Một chiếc vòng đồ chơi được làm mát trong tủ lạnh nhưng không phải đông lạnh được nhiều các chuyên gia cho rằng là thứ đồ tốt nhất cho bé trong thời gian này.


Cách giúp bé giảm khó chịu trong thời gian này


Quá trình mọc răng không kéo dài nên sự đau đớn và nhức nhối một chút trong lúc này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến thể chất của bé. Vì thế sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng. Cách tốt nhất mẹ có thể làm cho bé là nhẹ nhàng xoa lợi cho bé bằng ngón tay sạch của mẹ hoặc bằng khăn lạnh đã được vò sạch sẽ, như thế giúp bé kiểm soát được cơn đau và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Loại thuốc có chất  Acetaminophen có thể giảm cơn đau cho bé nhưng tốt nhất mẹ cần tham khảo tư vấn của các bác sỹ nhi khoa trước khi cho con sử dụng.


Cha mẹ có nên lo lắng khi không thấy bé mọc răng?


Các chuyên gia đã khẳng định không có sự khác biệt giữa việc mọc răng sớm hay muộn nên các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng nhé. Chiếc răng đầu tiên có thể nhú vào bất cứ thời điểm nào từ 3 đến 12 tháng tuổi. Một số trẻ đã nhú răng ngay từ lúc mới 3 tháng tuổi nhưng lại có bé đến tận 1 tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Các chuyên gia nhi khoa cho biết việc mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, vì thế nếu cha mẹ bé mọc răng từ 3 tháng tuổi thì bé cũng sẽ giống bố mẹ thôi.


Nếu đến 14 tháng bé vẫn chưa có biểu hiện mọc răng thì rất có thể đó biểu hiện của một vấn đề khác như chứng loạn sản ngoại bì. Đây là chứng biểu hiện sự phát triển bất thường của da, tóc, móng, răng và tuyến mồ hôi, nó có thể ảnh hưởng tới da và hệ thần kinh nên tốt nhất mẹ hãy cho bé đi khám cẩn thận và có thể sẽ được bác sỹ hướng dẫn thực hiện chụp tia X để tìm ra nguyên nhân cụ thể.


Mọc răng sữa là quá trình rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Răng sữa giữ chỗ trước và hướng cho răng vĩnh viễn sau này của bé được ở đúng vị trí của nó. Nếu răng sữa của bé bị hư hỏng nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, khả năng nhai và nói của trẻ sau này. Vì thế các mẹ hãy quan tâm và để ý đặc biệt đến con trong khoảng thời gian này.



"Ti tỷ" thắc mắc quanh chuyện mọc răng

Trầm cảm trước khi sinh dễ gây trầm cảm cho thế hệ sau

Những ảnh hưởng của tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai tác động tới đứa trẻ khi chúng tới tuổi thiếu niên vì hormone stress trong tử cung có thể gây rủi ro cao gấp 1,5 lần.


- Chính những thiếu nữ 18 tuổi có mẹ đã bị trầm cảm khi mang thai có nguy cơ bị trầm cảm..


- Nghiên cứu này cũng cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa trầm cảm trước khi sinh và trầm cảm sau khi sinh.


Các chuyên gia giờ đây đã bị thuyết phục rằng các hormone stress trong tử cung đóng một vai trò trong việc quyết định sức khỏe tâm thần của những đứa trẻ trong cuộc sống sau này.


Các thiếu niên có thể có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn đáng kể nếu mẹ của họ đã trải qua tình trạng này khi đang mang thai họ trong tử cung.


Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, nguy cơ tăng thêm cho những thiếu nữ 18 tuổi có thể cao hơn khoảng 1,5 lần so với ở những thiếu nữ mẹ không trải qua tình trạng này.


Nghiên cứu của họ cũng khám phá sự khác biệt quan trọng giữa trầm cảm trước khi sinh, xảy ra trong quá trình mang thai, và trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng tới người mẹ sau khi đứa trẻ được sinh ra.


Các chuyên gia đã bị thuyết phục rằng các hormone stress trong tử cung đóng một vai trò quan trọng. Điều đó là vì không có mối liên kết giữa tình trạng trầm cảm mà người bố trải qua trước khi đứa trẻ trào đời và tình trạng tâm thần của những trẻ này khi trở thành thiếu nữ.


Nghiên cứu đã phân tích các cặp bố mẹ và con của họ từ nghiên cứu về trẻ em của Anh (UK Children) thuộc nghiên cứu từ những năm 90.


Dẫn đầu nhóm nghiên cứu tiến sĩ Rebecca Pearson cho biết, những kết quả nghiên cứu đã xác định rõ một nguy cơ mới đối với những trẻ chưa trào đời do tình trạng trầm cảm trước khi sinh ở người mẹ của chúng.


postpartum-depression-130806-1375835881_362x0


“Nguy cơ tăng thêm là khoảng 1,5 lần”, bà cho biết. “Không giống như trầm cảm sau sinh, người mẹ không thể bảo vệ đứa trẻ khỏi những ảnh hưởng của trầm cảm, không được điều trị khi đứa trẻ vẫn ở trong tử cung”.


“Hormone stress, loại hormone khi bị trầm cảm, thai nhi cũng phải chịu đựng hormone này”.


“Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy một sự khác biệt rõ ràng về nguy cơ phụ thuộc vào tình trạng người mẹ bị trầm cảm trước hay sau khi sinh”.


Nghiên cứu đã phát hiện thấy 11% những thanh niên sinh ra từ những bà mẹ trải qua trầm cảm trước khi sinh bị mắc trầm cảm ở độ tuổi 18.


Nhưng tình trạng trầm cảm sau sinh chỉ gây tác động tới 7% con của những phụ nữ này, kết quả nghiên cứu đã được trình bày trên tạp chí JAMA Psychiatry.


Những người mới làm mẹ cảm thấy áp lực phải làm mọi thứ đúng cách, điều này làm tăng nguy cơ bị trầm cảm của họ.


Một cuộc thăm dò ý kiến trên 1500 bà mẹ đã trải qua tình trạng trầm cảm trong khi mang thai hoặc sau sinh cho biết, họ có nhiều nỗi lo lắng, trong đó gồm các vấn đề tiền bạc, hỗ trợ về tinh thần và giúp đỡ chăm sóc đứa con mới trào đời.


Khi bị mắc bệnh, 2/5 số phụ nữ này không muốn rời khỏi nhà, 22% đã có ý nghĩ muốn tự vẫn và 30% cho biết các dấu hiệu đã kéo dài hơn 18 tháng.


Cuộc thăm dò ý kiến, từ các tổ chức gồm Netmums, hội từ thiện trẻ em Tommy’s và trường Hoàng gia Royal College của Midwives, phát hiện thấy ¼ đã không cảm thấy rằng, họ có thể kể cho một nhân viên chăm sóc sức khỏe về tình trạng trầm cảm của họ và 40% đã không điều trị căn bệnh này.


Sally Russell, đồng sáng lập nên Netmums, cho biết: “Rất rõ để thấy rằng khi những thay đổi về xã hội với những giờ làm việc dài hơn, ít các thành viên gia đình sống gần nhau và áp lực về hoàn cảnh không thương xót đối với những người mới làm mẹ phải trông nom, hoạt động và cảm thấy hoàn hảo, đó là một sự tác động nguy hiểm thật sự của loại bệnh này có thể đã tăng lên”.


Nguy cơ đối với những trẻ sinh ra bởi những thai phụ bị trầm cảm trước khi sinh là cao hơn nếu họ có trình độ học vấn thấp hơn so với những phụ nữ được học tập đầy đủ hơn.


Tiến sĩ Pearson thuộc trường đại học Bristol nói rằng, nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh mối nguy hại tới những trẻ em gây ra bởi các thuốc điều trị cho người mẹ, nhưng đã bổ sung thêm rằng những kết quả nghiên cứu này có thể cho phụ nữ một ý nghĩ tốt hơn về ích lợi của việc điều trị trầm cảm khi mang thai.


“Có những liệu pháp điều trị khác, không nhất thiết phải dùng thuốc, nhưng nghiên cứu này cho thấy trầm cảm không được điều trị là rất tồi tệ, không những đối với người mẹ mà còn đối với cả đứa trẻ nữa”, bà cho biết thêm.


Nghiên cứu đã cho thấy mức độ cao hormone stress gây tác động tới sự phát triển của bào thai trong tử cung.


Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ bị trầm cảm nên có ý định được điều trị trước khi mang thai, nhưng nếu họ mang thai khi đã được chẩn đoán bị trầm cảm thì điều này càng quan trọng hơn, họ được điều trị khi bệnh gây tác động lên người mẹ và đứa trẻ.


Tiến sĩ Arango cho biết những kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy kết quả đạt được khi sử dụng fluoxetine (hay Prozac) gây nhiều ảnh hưởng tới bất cứ nguy cơ nào. Ông cho biết thêm: “Các nhà nghiên cứu mới chỉ đang bắt đầu nhận ra rằng không phải là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hay các nhà khoa học về thần kinh có tác động lớn nhất trong việc ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe tâm thần – mà là các thầy thuốc phụ khoa gây tác động lớn nhất”.


Giáo sư Carmine Pariante tại trường King’s College London, cho rằng giúp đỡ những phụ nữ mang thai bị trầm cảm “không phải chỉ là làm giảm nhẹ sự đau khổ chịu đựng của họ, mà còn là giảm nhẹ sự đau khổ của thế hệ kế tiếp”.


Dấu hệu của trầm cảm trước sinh:



  •  Không có khả năng tập trung và khó nhớ.

  •  Khó đưa ra quyết định.

  •  Qúa lo lắng trong thai kỳ hoặc lo lắng về tương lai làm mẹ của mình.

  •  Cảm thấy tê liệt cảm xúc.

  •  Thường cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh.

  •  Gặp những vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến mang thai như thường mộng du, ác mộng…

  •  Cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

  •  Luôn luôn thèm ăn và ăn quá nhiều hoặc chán ăn không muốn ăn bất cứ thứ gì.

  •  Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến thai kỳ.

  •  Mất hứng thú tình dục.

  •  Một cảm giác rằng không có gì thú vị hoặc cảm thấy vui nữa, kể cả việc mang thai.

  • Cảm thấy như thất bại, cảm giác tội lỗi.

  •  Nỗi buồn dai dẳng.

  •  Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.


Các dấu hệu cho thấy trầm cảm sau sinh :


Các triệu chứng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào đó trong năm đầu sau sinh, bao gồm các triệu chứng thường gặp sau



  • Cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc em bé

  • Sao nhãng trong việc chăm sóc con

  • Cáu ghắt với người khác

  • Dễ lo âu và hoảng sợ

  • Buồn bã

  • Cảm thấy có tội

  • Không còn thích thú với những thứ, hoạt động mình ưu thích trước kia

  • Giảm thiểu giao tiếp với người khác

  • Rối loạn giấc ngủ (thường là mất ngủ)


  • Ăn uống thất thường

  • An ủi không đem lại kết quả

  • Cảm thấy trống rỗng

  • Cảm thấy yếu ớt hoặc không còn sức lực

  • Không cảm thấy thoải mái trong quan hệ tình dục

  • Giảm khả năng diễn đạt chính xác khi nói hoặc viết

  • Tuyệt vọng


  • Lòng tự trọng thấp



Trầm cảm trước khi sinh dễ gây trầm cảm cho thế hệ sau

Vitamin D có thể giúp chữa hói đầu

Vitamin D có khả năng “đánh thức” những thụ thể ngủ quên ở nang tóc, mang lại hy vọng mới trong điều trị bệnh hói.


94% đàn ông được phỏng vấn cho biết họ lo lắng nhất sẽ bị chứng hói đầu, vượt hơn con số 89% ám ảnh về việc gặp trục trặc trong quan hệ chăn gối…


Quá trình lão hóa thường gây ra không ít ảnh hướng tiêu cực tới sức khỏe của con người. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những vấn đề đáng sợ nhất ám ảnh đàn ông lúc về già.


Kết quả điều tra trên 2.000 người ở Anh mới đây cho thấy, đàn ông cảm thấy hói đầu chính là “kẻ thù” kinh khủng nhất, thậm chí còn hơn cả vấn đề “bất lực chăn gối”.


Ông Ian Watson, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Trị liệu Tóc và Da đầu (Anh) cho biết: “Hói đầu là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất đối với phần lớn đàn ông. Họ sợ cảm giác trở thành chủ đề bàn tán và trêu chọc cho tất cả mọi người, từ những thành viên trong gia đình cho đến người lạ ở bên ngoài. Cách duy nhất để có thể tránh được những rắc rối đó là điều trị hói đầu bằng phương pháp cấy vi sắc tố, nhưng giải pháp này khá tốn kém và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người”.


Chuyên gia tâm lí học Toni Mackenzie cho biết, trong khi chứng rụng tóc và hói đầu ở nữ giới được coi là rất nghiêm trọng và cần được chữa trị nhanh chóng, thì nam giới lại nên coi như đó là vấn đề bình thường và cần chấp nhận “sống chung với lũ”.


Bà Toni cho biết thêm: “Trên thực tế, việc hói đầu là nỗi ám ánh đầy phiền toái và mệt mỏi cho cánh mày râu. Họ không thể che giấu cái đầu hói của mình mọi lúc mọi nơi được, trong khi đó những người khác lại ngang nhiên coi đây là môt chủ đề hot để trêu đùa. Điều này gây áp lực rất lớn cho nam giới, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng thể chất và tinh thần của họ, đặc biệt là sự tự tin khi giao tiếp”.


hoi-dau


Hói vì nang tóc “ngủ quên”


Một số nghiên cứu gần đây phát hiện thấy, tình trạng rụng tóc hay hói ở một số người là do các nang tóc đã bị mắc kẹt trong trạng thái “ngủ” nên không thể sản sinh ra các sợi tóc mới nữa.


Quá trình sinh trưởng và phát triển của tóc tuân theo một chu kỳ nhất định. Nang tóc là cơ quan nhỏ xíu trên da, chịu trách nhiệm cho sự sinh trưởng và phát triển của các sợi tóc. Chúng sản sinh các sợi tóc trong 2 – 6 năm trước khi những sợi tóc này rụng dần và nang tóc rơi vào tình trạng không hoạt động trong 1 khoảng thời gian ngắn, từ vài tuần cho tới vài tháng. Sau đó, chúng sẽ hoạt động trở lại và sản sinh một lứa tóc mới.


Theo ước tính của các nhà khoa học, tại bất cứ thời điểm nào thì cũng có khoảng 15% số nang tóc đang ngủ. Tuy nhiên, với một số người, trạng thái ngủ của các nang tóc kéo dài vĩnh viễn và nếu như nhiều nang tóc tại cùng một khu vực trên da đầu đều rơi vào trạng thái này thì sẽ dẫn đến hói đầu.


Tế bào dermal papilla giữ vai trò truyền tín hiệu mọc tóc tới các nang tóc và góp phần phân loại các tế bào gốc. Thông thường, các tế bào gốc chưa trưởng thành trên da sẽ được phân ra làm 2 loại: Loại 1 phát triển thành tế bào da bình thường và loại 2 phát triển thành các tế bào nang tóc. Nếu tín hiệu không được truyền đúng cách, các nang tóc sẽ tiếp tục duy trì trạng thái ngưng hoạt động và các tế bào gốc chưa kịp phân loại sẽ trở thành những tế bào da bình thường, thay vì tế bào nang tóc.


Thay đổi “số phận” của tế bào gốc


Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học khác nhau tại Mỹ đã khám phá ra rằng 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc và quá trình hói đầu là vitamin D và những vi thụ thể giữ chức năng tiếp nhận nó.


Theo đó, vitamin D chính là chìa khóa để giải phóng những thụ thể ở nang tóc đang bị kìm hãm trong trạng thái ngủ.


hoi-daufsgd


Năm ngoái, nhóm nghiên cứu của GS Marie Demay tại Đại học Harvard (Mỹ) tìm thấy một phân tử khác mang tên LEF1, có thể kích hoạt các thụ thể vitamin D, ngay cả khi không có vitamin D. Theo đó, nếu những phân tử này kích hoạt thụ thể vitamin D, chúng sẽ thay đổi “số phận” của những tế bào gốc thành tế bào nang tóc.


Nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản) còn cho thấy, vitamin D nếu được hấp thụ ở mức độ vừa phải sẽ kích thích phát triển các tế bào dermal papilla.


Thí nghiệm trên chuột cho thấy, nhiều tế bào gốc được chuyển sang nhóm làm tế bào nang tóc nhiều hơn khi vitamin D được bổ sung trong giai đoạn phát triển cuối của tế bào, đồng thời lượng nang tóc trưởng thành và sản sinh ra các sợi tóc cũng nhiều hơn. Như vậy, rất có thể 1 nang tóc có thể sản sinh ra 1.000 sợi tóc.


Một thử thách cho các nhà khoa học là vitamin D có quá nhiều chức năng, như giúp xương chắc khoẻ, làm đẹp da… Uống quá nhiều vitamin D có thể mang lại tác dụng phụ tiêu cực như bị tích tụ canxi trong máu gây suy thận hoặc các vấn đề khác về thận.



Vitamin D có thể giúp chữa hói đầu

Bạn biết gì về cơ chế giải độc của cơ thể?

Cơ thể có khả năng tự giải độc. Việc giải độc này do 6 cơ quan phụ trách bao gồm: da, phổi, hệ thống bạch huyết, thận, gan và ruột. Tìm hiểu về cơ chế lọc thải chất độc ở từng cơ quan là cách hiệu quả nhất để bạn hiểu rõ và có biện pháp phù hợp nhằm tăng cường khả năng giải độc, giữ gìn sự khoẻ mạnh cho cơ thể.


Da


Cơ chế giải độc: Da bài tiết chất độc thông qua việc tiết mồ hôi.


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Tập thể dục để làm cơ thể chảy mồ hôi nhiều hơn. Điều này giúp loại trừ khoảng từ 5% đến 10% lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tắm hơi, tắm nước có pha thêm muối magiê sunphat cũng là những cách hữu ích để kích thích sự hoạt động của tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, những người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về thận và tim thì không nên áp dụng các phương pháp này.


Để tránh làm bít kín các lỗ chân lông, bạn cần làm sạch các chất độc đã được bài tiết qua bề mặt của da bằng cách tắm nước ấm và không xử dụng xà phòng.


84022622


Phổi


Cơ chế giải độc: Phổi lọc thải cacbon điôxít cùng các chất độc khác


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Tránh hít các loại khói thứ phẩm và loại trừ (hoặc ít nhất là hạn chế) việc tiếp xúc với các loại khói độc.


Hãy đeo khẩu trang khi sử dụng bất kỳ loại dung dịch hoá học nào như sơn hay véc ni…


Tập thể dục cũng là một biện pháp giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn


Hệ bạch huyết


Cơ chế giải độc: Hệ bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất độc tới gan và thận.


Hệ bạch huyết nằm dưới da, có hình dây phức tạp che phủ khắp cơ thể. Chúng chứa đầy chất lỏng và có chức năng vận chuyển chất độc. Chất độc từ đường ruột theo máu vào hệ bạch huyết và tiếp tục được vận chuyển đến gan để lọc thải tại đây. Chất thải sau quá trình trao đổi chất của các tế bào sẽ bị trục xuất khỏi tế bào và cũng được hệ bạch huyết vận chuyển đi. Nhưng bản thân hệ bạch huyết không thể vận chuyển chất độc, phải nhờ sự hỗ trợ của hệ thống các cơ trong cơ thể để giúp bơm chất độc tới gan, thận và thực hiện quá trình bài tiết chất độc tại những cơ quan này.


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách:
Tập luyện động tác nhảy vọt lên. Động tác này được xem là một bài tập rất tốt để kích thích sự hoạt động của hệ bạch huyết.


Đi dạo hoặc chạy bộ cũng là những lựa chọn có hiệu quả.


Sử dụng bàn chải để chà xát nhẹ nhàng ở những vùng da khô cũng giúp tăng cường sự dịch chuyển của lượng bạch huyết và là cách tẩy sạch chất độc, mang lại những kết quả khả quan. Hãy dùng bàn chải có lông cứng chà nhẹ nhàng ở cổ chân, ngược dần về phía tim. Sau đó tiếp tục chà ở tay, bắt đầu từ phần bàn tay và đi ngược lên vai. Phần thân mình sẽ là bộ phận được chà xát sau cùng, cần di chuyển bàn chải theo hướng tập trung về tim. Cuối cùng, bạn nên tắm bằng nước ấm thêm muối magiê sunphat để tẩy sạch chất độc trên bề mặt của da. Áp dụng phương pháp này mỗi tháng 1 lần.


Thận


Cơ chế hoạt động: Thận giải độc thông qua việc sản xuất nước tiểu, một phần trong quá trình bài tiết của cơ thể. Chúng còn có nhiệm vụ lọc máu (trung bình khoảng 1 lít/phút)


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Uống nước. Chắc hẳn bạn đã biết cần uống đủ  nước để giữ ẩm cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn là phương pháp giúp thận gột rửa lượng chất độc dư thừa.


Để tăng cường chức năng hoạt động của thận, bạn nên ăn nhiều củ cải đường và các loại dâu


56400123


Gan và mật


Cơ chế hoạt động: Ruột và gan sẽ “kết đôi” các chất được lọc thải trong quá trình bài tiết.


Gan khử độc các chất được tiếp nhận bởi thận và ruột.


Ruột hấp thu các chất điện phân và lượng nước dư thừa từ quá trình tiêu hoá thức ăn do ruột non chuyển xuống và tạo ra các chất thải đặc, rắn.


Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Ăn nhiều củ cải đường, cà chua, bông cải, hành và bắp cải để cải thiện chức năng của gan. Một vài loại thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế… có thể giúp gan hoạt động tốt hơn. Uống trà xanh cũng cho tác dụng tương tự.


Một bí quyết khác rất hiệu quả cho khả năng khử độc của gan là sử dụng tinh dầu của cây thầu dầu. Bạn có thể dùng khăn ngâm vào dầu của loại cây này, sau đó đắp khăn lên bụng (vị trí của gan)


Đối với ruột, bạn có thể sử dụng liệu pháp từ nước. Nước sẽ nhẹ nhàng “tẩy rửa” ruột để giúp chất thải dễ di chuyển xuống phần ruột già đồng thời kích thích sự hoạt động của các cơ ở khu vực này.


Một số cách đơn giản để giải độc mỗi ngày:


- Ăn nhiều táo xanh. Đây là loại trái cây có khả năng khử độc tự nhiên. Chúng gắn kết các kim loại với độc chất và đẩy những thứ này ra khỏi cơ thể.


- Tránh dùng những thức ăn được chế biến sẵn, đường tinh chế và chất cồn.


- Cho thêm chanh vào nước uống để tăng cường sự tiêu hoá.


- Nhai kỹ thức ăn vừa giúp dễ tiêu vừa giúp thận và gan ít bị “căng thẳng” do phải hoạt động quá nhiều.


- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa gia dụng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.


- Uống trà xanh.


- Thường xuyên mát xa, xoa bóp cơ thể.



Bạn biết gì về cơ chế giải độc của cơ thể?

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây là những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu mà bà bầu cần lưu ý để tránh ảnh hướng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.


Dinh dưỡng


Vi khuẩn Listeria


Các loại thực phẩm và rau quả có chưa vi khuẩn listeria như hải sản chưa nấu chín, thịt deli, nước quả đóng hộp bị hỏng, pho-mát mềm.


Đồ hải sản tái hoặc sống có chứa những loại vi khuẩn và virut không an toàn cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang bầu bạn cần đặc biệt chú ý khâu chế biến những loại thực phẩm này. Nên tự mua về, chế biến chín để ăn chứ không nên ăn ngoài hàng


Phomat mềm làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria nên phải tránh khi có bầu. Phomat rơi vào loại này gồm phomat bleu, camembert, feta, brie, và pho mát Mexico.


 Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu1


Bà bầu không nên ăn nhũng thực phẩm tái sống, chưa nấu chín


Mẹ bầu cần lưu ý chọn pho-mát cứng thay cho pho-mát mềm, hạn chế sushi và lựa chọn sữa hay nước quả có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt để giảm nguy cơ nhiễm listeria.


Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm chín lại những đồ ăn sẵn hay hấp chín lại thực phẩm, đồ ăn sau khi bảo quản lạnh.


Caffein và sảy thai


Bạn không cần phải tránh hoàn toàn cà phê trong khi mang thai nhưng bạn nên hạn chế sử dụng nó. Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa Mỹ, khi mang thai bạn nên sử dụng ít hơn 300-400ml cafe mỗi ngày, tương đương với 200mg caffein. Bạn cũng nên lưu ý một số thực phẩm như trà cafe, chocolate, nước soda vì nó cũng chứa một lượng nhỏ cafein.


 Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu2


Bà bầu nếu uống quá nhiều caffeine sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi


Khi chưa có bằng chứng chắc chắn về mối liên quan giữa caffein và sảy thai thì caffein có thể gây mất nước và chóng mặt với phụ nữ mang thai. Em bé sơ sinh có thể bị nhẹ cân và làm tăng nhịp tim thai khi bà mẹ sử dụng quá nhiều cafein.


Cân nhắc với cá biển


Các không những là nguồn protein tốt cho cơ thể, mà còn là loại thực phẩm rất giàu các loại dầu lành mạnh. Nhưng, trong cá biển có chứa thủy ngân, gây hại cho sự phát triển của thai nhi.


Vì vậy, bạn cần tránh một số loại cá có chưa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm và cá mập. Các loại cá khác như cá thu, cá hồi… bạn có thể cân nhắc với số lượng cá ăn vừa phải.


Vận động


Tránh những trò chơi cảm giác mạnh


Nếu bạn đang mang thai, bạn không nên đi tàu siêu tốc hay cưỡi ngựa trong công viên giải trí vì những trò chơi này có thể đi bất ngờ, dừng đột ngột, và di chuyển mạnh… gây hại cho thai nhi.


Các môn thể thao hoạt động mạnh


Khi đang mang bầu bạn không nên tham gia vào những trò chơi hay những môn thể thao vận động mạnh, mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi… Những môn thể thao càng nguy hiểm càng dễ khiến bạn bị thương và điều này đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi nhất là trong giai đoạn thứ 2 khi mang bầu.


Luyện tập luôn đem lại những ích lợi với sức khoẻ chúng ta và đối với thai phụ cũng vậy. Tuy nhiên đểtránh sảy thai bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn môn thể thao thích hợp. Theo các chuyên gia môn thể thao thích hợp nhất với thai phụ là yoga và đi bộ.


 Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu3


Tránh vận động mạnh và nguy hiểm khi đang mang thai. 


Tắm nước nóng, tắm xông hơi


Phòng xông hơi với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể mẹ bầu nên có thể làm tăng nguy cơ gây ra các dị tật bẩm sinh về não hay các khuyết tật về xương sống của em bé, thậm chí là sảy thai. Bên cạnh đó việc tắm hơi và tắm nước nóng còn khiến cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp. Vì vậy, một bồn tắm nước ấm, tương đương với nhiệt độ cơ thể là an toàn và tốt nhất cho bạn.




Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý

Đi bộ, làm việc chăm chỉ dưới bếp, kết bạn với chiếc điện thoại hay thức khuya một chút… là những hành vi tưởng chừng như vô hại, nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những  hành vi dưới đây thường gặp nhưng ít được các mẹ bầu chú ý và nó có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.


Nguy cơ 1: Đi bộ trong trung tâm thành phố


Đi bộ là một trong số ít những hoạt động an toàn nhất mà mẹ bầu có thể duy trì trong suốt chín tháng thai kì bởi nó là bài tập rất tốt cho tim mạch, giúp cơ bắp săn chắc, giảm nguy cơ bị đái tháo đường, tiền sản giật, táo bón và ngăn chặn tình trạng thừa cân quá nhiều khi mang thai. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ trong thai kì, những chị em thường xuyên đi bộ sẽ có quá trình “vượt cạn” dễ dàng, nhanh chóng và ít rủi ro hơn so với những mẹ lười vận động. Tuy nhiên, khi đi bộ, thai phụ cần chú ý để chọn đúng nơi.


Nhiều thai phụ đi bộ trong khu vực trung tâm thành phố cảm thấy xung quanh rất đông vui, náo nhiệt. Tuy nhiên đó chính lại là một nguy hại mà mẹ bầu nên xem xét lại. Bởi vì, tại những nơi như vậy sẽ có rất nhiều xe. Chúng có chứa một lượng lớn carbon monoxide, chì, oxit nitơ và lưu huỳnh trong khí thải.


Một khi giữa cacbon monoxit và hemoglobin có sự kết hợp vững chắc trong các tế bào máu của con người sẽ gây ra tình trạng bất ổn về sức khỏe. Thai phụ lúc này sẽ cảm thấy chóng mặt. Khí xe thải ra được hấp thụ vào máu của người mẹ thông qua hàng rào nhau thai vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.


Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý1


Khi đi bộ bà bầu tránh đi ở những nơi trung tâm thành phố nên chọn những nơi có không khí trong lành thoáng mát


Ngoài ra, ở khoảng cách 3-5 mét so với mặt đất, trong không khí, các hạt bụi vô hình có chứa nhiều yếu tố độc hại và các chất sẽ ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và nước tiểu. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên đi dạo trong trung tâm thành phố hay những nơi quá nhiều xe cộ.


Không gian đi bộ lý tưởng nhất cho thai phụ là ở những con đường yên tĩnh, rợp bóng cây. Bởi vì không khí ở đây trong lành dễ chịu, lượng bụi thấp hơn 30% so với trung tâm thành phố, tiếng ồn giảm. Điều kiện môi trường tốt như vậy giúp cho tinh thần của thai phụ được thư giãn, đồng thời cũng hấp thụ được nhiều “khí vitamin” – aeroanion. Khí này không chỉ khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên nhẹ nhàng, bình tĩnh mà còn rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong bụng


Nguy cơ 2: Thức khuya


Trước khi mang thai, một số thai phụ do công việc hoặc thói quen sinh hoạt, giải trí, nên thường thức khuya và đi ngủ rất muộn. Vì vậy mà khi mang thai cũng khó thoát khỏi thói quen này. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe bản thân lại ảnh hưởng đến thai nhi.


Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất và gây ra mệt mỏi não.


Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ. Không những vậy khi bà bầu thức khuya còn gây ra là một số hệ lụy khó cho bé sau này như: con sinh ra bị thiếu máu, bị chậm phát triển thậm chí còn hay quấy khóc


Nguy cơ 3: Ở lại lâu trong nhà bếp


Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì mật độ khí độc hại không chỉ tồn tại trong các nhà máy, đường phố mà còn trú ngụ cả ở nơi vốn rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày: nhà bếp.


Gas hoặc thành phần khí dầu mỏ hóa lỏng rất phức tạp, khi cháy trong không khí tạo ra nhiều khí rất có hại cho cơ thể con người, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. Nồng độ khí carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon monoxide và các khí độc hại khác cao hơn nhiều lần nồng độ không khí ngoài trời, kết hợp với khói tạo ra trong việc nấu nướng khiến nhà bếp trở thành nơi ô nhiễm.


Trong khi đó, sự phát tán của bụi và bồ hóng cũng có chứa chất gây ung thư mạnh mẽ – benzopyrene. Nếu thông gió trong nhà bếp kém thì nồng độ khí có hại sẽ tăng hơn 5 lần so với tiêu chuẩn. Nếu thai phụ hít phải những khí ấy, chúng sẽ đi vào qua đường hô hấp vào máu, và sau đó thông qua hàng rào nhau thai vào trong các mô và các cơ quan của thai nhi. Do đó, làm gián đoạn và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bình thường cũng như phát triển của em bé.


Phụ nữ mang thai tốt nhất nên ít vào bếp. Nếu bạn cần phải nấu nướng thì nên giảm thiểu thời gian ở lại trong bếp. Nhà bếp cần thiết kế thông gió tốt để giảm thiểu các khí và chất độc hại. Nếu được thì bếp điện là lựa chọn an toàn hơn cả.


 Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý2


Bà bầu không nên ở quá lâu trong nhà bếp để tránh ảnh hưởng đến thai nhi


Nguy cơ 4: Bỏ bê khử trùng điện thoại


Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus. Đặc biệt, ở điện thoại công cộng thì độ bám dính của vi khuẩn và virus cao gấp nhiều lần. Thai phụ sử dụng điện thoại hiếm khi để ý đến vấn đề này, đặc biệt là những người sử dụng điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, chiếc điện thoại nhỏ bé lại là một trong những nguồn lây lan bệnh khá nguy hiểm.


Thông thường trong lúc bạn trò chuyện, đặc biệt là khi bị khàn tiếng, nước bọt có thể văng vào microphone. Chưa kể có lúc vừa điện thoại vừa ăn, sử dụng điện thoại sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay… Bằng cách này hay cách khác, sự tích lũy lâu ngày của virus trên điện thoại không được vệ sinh thường xuyên biến thành một ổ bệnh.


Virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua miệng hoặc lỗ mũi, niêm mạc hay một số vết thương hở. Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém đi càng có khả năng lây nhiễm lớn. Sự xâm nhập ấy gây ra một loạt các kết quả bất lợi, như nhiễm trùng đường hô hấp trên, sẩy thai, sinh non, bé còi cọc…


Phụ nữ mang thai cố gắng không sử dụng điện thoại công cộng bên ngoài. Khi sử dụng điện thoại cá nhân thì nên giữ micro ở khoảng cách xa. Rửa tay ngay lập tức sau khi sử dụng. Đối với điện thoại văn phòng, điện thoại cố định… cũng nên luôn luôn xử lý khử trùng



 



Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý